Ngày Quốc Khánh Việt Nam

- Anh Hùng ơi! Chị Mì gửi lại anh đôi dép l&a yt

【yt】Thương nhớ tháng mười

- Anh Hùng ơi! Chị Mì gửi lại anh đôi dép lào và đôi quang gánh còn mới này. Anh tức tốc đi tìm chỉ về đi! Bà con ở chợ ai nói gì,ươngnhớthángmườyt khuyên gì chỉ cũng mặc kệ, lầm lũi rẽ đám người đi về phía cầu Dinh rồi.

Thương nhớ tháng mười - truyện ngắn dự thi của Bách Mỵ (Đà Nẵng) - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Shutterstock

Mặt mày cha con Sáu tối sầm lại. Không hỏi thêm gì, sẵn cây đuốc bã mía vừa ngún trên tay, cha Sáu kéo xệch em ra khỏi vòng tay chị Mến rồi bế thốc em lên chạy về hướng chợ phiên của huyện…

Từ đêm qua mẹ đã chẳng ăn gì vào bụng. Chiều tối, sau khi xới ván cho xong đám đậu ra gương sớm sau nhà, mẹ đào hai hàng môn mặt khỉ. Mẹ cắt cọng môn muối dưa rồi xếp môn vào gánh. Cha đốt đuốc bã mía rọi cho mẹ bắt bốn con gà trống đẹp đang ngủ trên cây ổi nhốt vào chiếc lồng nan. Ngồi mò mẫm tính toán cho phiên chợ cuối năm thì trời đã khuya. Mẹ đi chèn mùng, đắp chăn cho mấy đứa con rồi ngồi vuốt ve đứa út thật lâu. Hàng lông mi con gái dài, ướt rượt đang khép trên khuôn mặt lên ba đầy vết nhọ than củi. Mẹ kéo bàn tay em ra khỏi cái miệng xinh xinh đang mút lấy mút để ngón tay cái mòn nhẵn của chính mình. Có lẽ, trong giấc mơ đêm nay, những chiếc kẹo hình viên bi cắm trên que gỗ được mẹ trao từ gánh hàng ở chợ tết về đã làm gương mặt trẻ thơ lấm lem kia đầy hân hoan, hạnh phúc. Những chú gà trống một đời tự do, nay bị nhốt trong chiếc lồng tre sục sạo gáy sớm hơn thường lệ. Mẹ dậy nhen lửa, bắc ấm nước chè tươi cho cha, rồi nghiêng bồ lúa vét những hạt lúa cuối cùng rải vào lồng cho bốn con gà ăn để có sức xuống chợ. Mẹ ngồi rải lúa, đôi mắt vừa hân hoan vừa đượm buồn. Sáng mai đây khi mùa xuân đến sẽ vắng tiếng gà quen thuộc này. Hai con gà trống nòi lông tía uy vũ, mạnh mẽ thường cất tiếng gáy đầu tiên báo hiệu sang canh. Hai con gà tre với bộ lông óng mượt, sặc sỡ điểm xuyết cườm đen và chiếc mào đỏ rực mềm mại sẽ hòa âm tiếp theo vào bản nhạc tinh mơ của ngày đang tới. Giáp tết, ngôi làng nhỏ heo hút lại càng vắng vẻ. Những con vật còm cõi của mùa đông đang lủi thủi cất đi sự nhanh nhẹn của mình với bộ lông thưa thớt nhạt màu sau mùa rét đậm. Những con bò, con trâu mắt nhắm nghiền, đứng rũ rượi dưới nắng, thận trọng nhai lại ít ngọn lá bắp tươi non mà chủ nhà ưu ái dành cho sau buổi cày bừa cuối cùng của năm cũ. Khi tất cả thực phẩm ít ỏi nơi đồng ruộng đã bị con người thu về chuẩn bị cho những ngày tết thì những loài chim, thú nhỏ đều trở nên bơ vơ, chậm chạp giữa mênh mông. Những con gà trống đẹp nhất, gáy vang nhất tất nhiên luôn là nguồn thu nhập chủ yếu của một gia đình ít đất ruộng như nhà của Sáu. Một mâm cúng tổ tiên, mâm cúng mừng lúa mới hồn cốt không phải là xôi chè bánh trái mà là một con gà trống thật đẹp, thật khỏe mới đem lại sự sung túc, mạnh mẽ cho gia đình trong 365 ngày tiếp theo.

Mẹ bị móc túi hết số tiền bán gà, bán môn ngày giáp tết. Trong hoàn cảnh khó khăn, túng quẫn của những ngày giáp tết mà hơn hết là trong không khí mong đợi quà bánh, những tấm áo mới cho mùa xuân về đã vụt mất, bất giác mẹ thấy mình như một tội đồ không thể dung thứ. Nỗi buồn ngất ngưởng kéo mẹ đi ra khỏi đám đông chợ huyện đang huyên náo bán mua. Gặp người quen xóm trên, mẹ gửi lại quang gánh và đôi dép lào còn mới. Sức mạnh của sự buồn bã kéo mẹ đi mặc cho bên tai mẹ bao lời khuyên răn, han hỏi. Thứ mẹ cần bây giờ là những bộ đồ mới cho chồng con và bánh mứt, hạt dưa cho ngày tết đến. Sẫm tối mẹ gặp được vợ chồng người lái buôn đang ì ạch chiếc xe thồ trên đường. Sau khi biết được hoàn cảnh, người vợ liền giúi vào tay mẹ ít tiền rồi biểu quay về với chồng con.

- Thực ra con cái chỉ cần có mẹ thôi. Không có chiếc áo nào đẹp và ấm hơn vòng tay của người mẹ đâu chị!

Mẹ lấy tay quệt lấy quệt để hai hàng nước mắt, rồi cúi đầu cảm tạ quay về.

Đường quê, không đèn đuốc, tối om. Lúc lội qua cầu Khe Gai, mẹ sẩy chân trong đêm tối mịt mùng…

***

Chuyến xe buýt cuối về quê cũng đã chạy hơn một tiếng đồng hồ. Sáu đứng nhìn hai đứa trẻ cầm vòi nước tưới cây xịt vào nhau, xịt lên tán cây sưa, xịt vào khoảng không. Sáu đang chìm vào mù mịt nước. Có những buổi chiều lòng như sóng trễ, khi chiếc loa phóng thanh từ phía biển tít lên sáu tiếng và giọng phát thanh viên nhẹ nhàng vang lên "Bây giờ là mười tám giờ, biển vắng, quý khách tắm biển không nên ra xa bờ... Chúc quý khách tắm biển an toàn vui vẻ!". Sáu bỗng thấy lòng hun hút lạnh, lạnh như đứng trước biển những ngày cuối thu, hun hút như những con đường quê Sáu mỗi khi chiều xuống. Sáu thấy mình như một đứa trẻ, giờ này đáng lẽ phải ở nhà với mẹ, ngồi vào những tiếng gà lục tục trên chuồng, tiếng chốt cổng chuồng bò lạch cạch, ngồi vào nghi ngút khói từ bát canh rau tập tàng thương nhớ… Sáu còn phải cầm đèn cho mẹ bó rau, cắt dọc môn để muối, còn phải cùng mẹ soi đèn kiểm tra gà đã lên chuồng đủ chưa... Những chuyến xe chiều đã không kịp đợi Sáu về. Mấy đứa nhỏ giờ đó còn đạp xe quanh con đường trước nhà cho đôi chân được thỏa khi suốt ngày ngồi nghiêm trong lớp. Sáu còn bận xem tụi nhỏ cầm vòi rửa xe, nghịch nước…

- Cuối tuần nay Sáu về. Anh xem hoãn lại một hai đêm tập kịch cho bà con trên xã, ở nhà nói chuyện, tâm tình với con, anh nhé! Sáng nay, con Miền nhà bà Ngữ xóm trên về thăm nhà, gặp em có nói chuyện của Sáu. Nay con mình gầy nhom vì ăn uống thiếu thốn, phần chăm lo cho các em học sinh trong lớp mà con chủ nhiệm. Sáu giống anh nên cứ trăn trở với những mảnh đời bất hạnh. Có những đứa không còn cha mẹ hoặc cha mẹ quá bận bịu và không có kiến thức chăm con nên hễ trời trở học trò đau bệnh sốt cao thì nó giữ trẻ lại để theo dõi chăm sóc, có gì bất thường sẽ đưa đi viện cho nhanh. Con gái mới hai mươi sáu mà con cái đùm đề. Hơn bốn tháng rồi không có thời gian về thăm cha mẹ. Sức người có hạn. Một cô gái nhỏ bé như Sáu thì làm sao vừa dạy học vừa chăm sóc cho một lớp học mười mấy đứa trẻ như vậy được? Em nhớ hồi em mới về với anh, Sáu nó cũng èo uột vì thiếu sữa, thiếu hơi mẹ. Cứ qua hết mấy giai đoạn lớn khôn của một đứa trẻ mới thấy mình hao mòn đi nhiều. Nhưng lúc đó em có anh, có những hàng xóm dày dạn kinh nghiệm chia sẻ công việc khó khăn đó. Con mình còn nhỏ. Tuy rằng những kiến thức về chăm sóc sức khỏe chủ động con đã rành rỏi. Nhưng mấy đứa trẻ là con người ta, lại là con của người đồng bào. Nếu chúng bình yên thì không sao, lỡ có việc gì trúc trắc thì trách nhiệm thuộc về con. Huống hồ bệnh tật bây giờ biến thiên chứ đâu có như xưa nữa. Tuy không phải mẹ ruột nhưng em hiểu tính con. Nó muốn chứng minh rằng tình yêu thương có thể cứu rỗi thế giới. "Tình yêu thương và sự cho đi như một sứ mệnh sẽ giúp con sống một cuộc đời có ý nghĩa như mẹ đã từng!". Đêm nằm với em trước khi lên đường nhận công việc mới, con đã nói như vậy.

- Thưa cha, thưa mẹ! Tuần sau anh Trung cùng gia đình sẽ đến thăm nhà và tổ chức lễ cưới nội bộ đơn sơ để chúng con được về chung một nhà ạ!

- Sao gấp gáp vậy con? Cha mẹ đã nghe con nói gì về chuyện tình yêu đâu mà cưới xin? Con có điều chi bất ổn không? Hay là con đã lỡ…?

- Con không trót dại, cũng không lỡ lầm gì đâu cha mẹ à! Như cha mẹ đã nói, mọi thứ đến trong cuộc đời chúng ta đều ở chữ "duyên". Con của cha mẹ đã đủ trưởng thành để đón nhận những cái duyên trong cuộc đời một cách tự nhiên và hạnh phúc nhất! Cũng như mẹ Ngà đã đến với con; hết mực yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ con nên người. Hành trang con mang trên đường đời là lời hát ru của mẹ; những buổi trăng lên mẹ ngồi dạy con đan móc; là những mẻ bánh in, bánh lăn mẹ cầm tay con nhồi bột, phơi sương…; là mùi nước lá tắm gội mẹ nấu để con nuôi mái tóc dài suôn dày ấm áp này!

Mẹ ơi! Con cũng có nguyện ước đem yêu thương này trao cho Linh - con gái của anh Trung. Linh không được may mắn như các bạn nhỏ khác vì Linh là đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ. Mẹ của Linh có lẽ vì không chịu nổi đời sống thiếu thốn, khó khăn vất vả nơi miền núi mà đã bỏ con đi từ lúc lọt lòng. Trung là người đàn ông hiếu thảo, ấm áp và có chí khí nhưng vì gia đình quá nghèo, cha mẹ già yếu tật bệnh nên anh bám trụ ở quê nhà để chăm sóc, đỡ đần cha mẹ. Con tin tưởng rằng con sẽ hạnh phúc và bằng sự chăm sóc yêu thương của mình con sẽ giúp Linh có một đời sống như bao đứa trẻ bình thường.

Bà Ngà tiễn con bằng đôi mắt đỏ hoe. Tận đáy lòng bà, những khổ cực cay đắng của một người mẹ kế chỉ như thoảng qua cơn gió tháng chạp - dù có lạnh nhưng cái lạnh đó cũng là yếu tố để lúa chiêm phất cờ. Đã sinh ra con người ai chẳng khổ. Và hạnh phúc là biến cái khổ ấy thành điều có ý nghĩa để những cái khổ thân tâm được giảm dần qua các thế hệ. Bằng tất cả lý lẽ con tim của mình, bà đã giúp ông Hùng bình an trước sự chọn lựa của con gái. Bà Ngà thấy trước được những đêm mất ngủ của Sáu bởi bé Linh èo uột, bất thường vì thiếu hơi mẹ từ khi lọt lòng, lại còn thêm một đứa con mà Sáu và Trung nhận nuôi sau ngày cưới một tháng. Cha mẹ cu Tí bị lũ cuốn trong lúc đi hái măng rừng. Thời tiết bây giờ thất thường khiến cho những người con của núi rừng - hiểu từng con đường, ngọn cỏ nay lại trở tay không kịp với sự giận dữ của thần mưa vì rừng ngày càng xói trọc. Bà quay vào nhà, bàn với ông Hùng về kế hoạch xin một công việc nấu ăn tình nguyện ở trường nội trú nơi Sáu đang công tác, để tiện bề giúp đỡ con gái và chăm sóc lũ trẻ thiếu thốn nơi miền núi Hòa Bắc. Một ông ngoại - bảo vệ, một bà ngoại - nhà bếp đã đồng hành cùng con cháu, trường lớp hơn mười năm…

***

Thư gửi ông bà ngoại bé Linh, cu Tí và tất cả những đứa trẻ hạnh phúc trên thế gian này!

Mùi rơm rạ tháng mười đã theo cơn gió xuôi nguồn tới biển. Chiều nay, khi đứng trước một đám mây trĩu nước, con lại thấy hình ảnh mẹ đang nằm run cầm cập vì bị sốt lặm nước như ngày ấy. Lòng con lo lắng không an nên gọi về hỏi thăm mẹ. Nghe giọng mẹ bình an, con yên lòng!

Con lại muốn viết vài dòng gửi mẹ, để những lúc trở trời, mẹ đem ra đọc như là có con bên cạnh mẹ. Khi những con chữ được bày ra trang giấy, con có cảm giác như đang sống lại những ngày tháng yên lành hạnh phúc với cha mẹ với quê hương. Buổi chiều hiện ra những bước chân của mẹ đi về. Mùi thơm đồng ruộng được mẹ ướp giữ trên những bó rạ trên vai, trên những xâu châu chấu xanh non, trên những rổ nấm rơm, mầm giá đậu mọc từ những thảm rơm rạ trên ruộng tháng mười. Chiều nay, con bày hai đứa nhỏ đúc bánh xèo với nấm rơm và giá đỗ. Con nhen bếp lửa củi sau hè rồi cả nhà quây quần đúc bánh, lùi khoai, nướng sắn… (có kèm hình ảnh con sẽ gửi qua zalo cho mẹ sau). Sẵn than củi, con bày tụi nhỏ nướng bánh tráng mè mẹ gửi ra hồi tết trung thu. Hai đứa nhỏ đích thị là cháu của bà ngoại, nướng bánh lần đầu mà nhìn điêu luyện ghê luôn. Nướng xong, trong lúc bẻ bánh ăn, cu Tí đã bẻ thành hình những đám mây, rồi cả hình chân dung ông bà ngoại nữa. Linh thì nói nhớ ông bà ngoại quá. Linh trông tới tết về quê để được ông dắt ra ruộng cưỡi trâu, câu cá; để nhổ tóc sâu cho ông bà rồi còn được bà cho nằm xuống chiếc giường tre nhỏ nhỏ bên hiên rồi gội đầu bằng nước lá ấm ấm, thơm thơm. Linh nhớ những đêm nằm nghe bà ngoại hát cải lương khi trăng mười sáu vừa lên khỏi khóm tre trước nhà. Khi nghe Linh nói vậy, con chợt nhớ tới mình lúc nhỏ. Mẹ thấy không, khi yêu thương người ta giống nhau lạ kỳ mẹ nhỉ? Mùa này, trong nhà lúc nào cũng có ít khoai từ, khoai lang luộc ăn kèm với những cục đường được cha chặt ra từ những tán đường mía vàng ươm nở hoa trên bề mặt.

Những ngày sống bên cha mẹ là những ngày hạnh phúc nhất của con. Nhờ mẹ mà những đứa con của con cũng đã biết vui với những điều giản dị; biết quan tâm, chia sẻ và ân cần với người khác. Biết ơn mẹ đã giúp con khẳng định được giá trị của yêu thương! Thực ra, chẳng có đứa trẻ nào tự kỷ hay hư hỏng. Chỉ có những đứa trẻ bị thiếu tình yêu thương, bị mất kết nối với tình yêu thương mà thôi, mẹ nhỉ! Con luôn muốn nói với mẹ rằng: con biết ơn mẹ! Biết ơn những người lớn luôn cúi xuống nâng đỡ, dìu dắt những mảnh đời bất hạnh. Tất cả những gì con có đều được sinh ra từ tình yêu thương của mẹ. Và yêu thương này đang nở hoa trong những đứa con của chúng con: biết dừng lại trước những bông hoa dại; biết lặng im đứng nhìn cành lá non đang vẫy gió; nghe tiếng chim trời mà biết được mùa thu đang tới; nhìn những cành hoa lau nở trắng mà biết giông bão đã tan rồi… Biết ơn mẹ đã cho con những rung động thanh cao. Con hạnh phúc mỗi phút giây từ khi có mẹ. Con đã làm được điều tưởng dễ mà rất khó, đó là: thương yêu được tất cả mọi người. Hạnh phúc khi sống một cuộc đời cho đi và cống hiến. Nơi con ở chỉ có biển nhưng con có thể cảm nhận được mùi thơm hoa trái của bãi bờ được chảy ra từ sông, thấy được những dáng người đang chèo ghe, những chiếc lá tre rụng xuống dòng xanh vào những đêm trăng mùa nhớ. Con nghe tiếng hát của mẹ cất lên từ mái khói thơm của những buổi chiều giáp hạt. Tuy xa nhau nhưng chúng ta không sống những ngày ủ rũ. Năng lượng bình an của mẹ luôn giúp con vững vàng. Mỗi ngày con đều thấy mình quây quần, cần mẫn với sự tích cực, tin yêu. Và con đường mà chúng con đang đi cũng ngập tràn hạnh phúc bình lặng. Biết ơn mẹ!

Thương nhớ nhiều!

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2023

Con gái cưng

Bé Xấu

Thương nhớ tháng mười - truyện ngắn dự thi của Bách Mỵ (Đà Nẵng) - Ảnh 2.

Thể lệ

Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng

Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.

Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.

Cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 của BáoThanh Niênđề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.

Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).

Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.

Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.

1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.

Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.

Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.

Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.

Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: [email protected] hoặc qua đường bưu điện (Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trangSống đẹpcủa BáoThanh Niên.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap